Việc định vị thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trọng việc khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu vững mạnh sẽ tạo lòng tin và thu hút nhiều khách hàng. Vậy định vị thương hiệu là gì? Hãy cùng eCardViet tìm hiểu các thông tin về định vị thương hiệu trong bài viết sau đây.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là gì? Định vị thương hiệu là việc xác định giá trị riêng mà mỗi thương hiệu muốn truyền đạt tới khách hàng. Chiến lược tiếp thị này giúp thương hiệu xây dựng bản sắc riêng, truyền tải đề xuất giá trị và thúc đẩy sự ưa thích từ phía khách hàng, khuyến khích họ lựa chọn sản phẩm của thương hiệu đó thay vì của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, định vị thương hiệu cũng được áp dụng khi một công ty muốn xác định rõ hình ảnh của mình theo cách cụ thể, nhằm tạo ra một mối liên kết sâu sắc giữa thương hiệu và giá trị mà thương hiệu đó mang lại.
>> Bài viết liên quan: Quản Trị Thương Hiệu Là Gì? Tất Tần Tận Những Điều Cần Biết Về Quản Trị Thương Hiệu
Tuyên bố định vị thương hiệu là gì?
Tuyên bố định vị thương hiệu là một bản tóm tắt nội bộ về định vị thương hiệu mà các doanh nghiệp sử dụng để nêu rõ và thúc đẩy giá trị mà thương hiệu của mình muốn mang đến cho thị trường mục tiêu, khách hàng.
Tuyên bố định vị thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị toàn diện của doanh nghiệp, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự cân bằng giữa sự tham vọng và hiện thực.
Trong quá trình xây dựng tuyên bố định vị thương hiệu, các thương hiệu cần tập trung vào những điểm quan trọng sau:
- Định rõ thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng.
- Xác định đầy đủ danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Xác định rõ những lợi ích và tác động quan trọng nhất mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.
- Bằng chứng cụ thể về những lợi ích và tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tại sao phải định vị thương hiệu?
Tại sao phải định vị thương hiệu là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Theo đó, định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty định hướng rõ ràng những giá trị mà thương hiệu của mình muốn đem đến cho khách hàng.
Điều này không chỉ diễn ra trong nội bộ của công ty thông qua tuyên bố định vị thương hiệu mà còn được thể hiện bên ngoài thông qua các chiến lược tiếp thị đa dạng, giúp thương hiệu truyền tải tuyên bố định vị thương hiệu rõ ràng.
Để thành công, các thương hiệu cần xác định rõ đối tượng khách hàng và đề xuất giá trị trong tuyên bố định vị thương hiệu. Điều này không chỉ giúp duy trì sự phù hợp mà còn đảm bảo tính thực tế trong cách thương hiệu tương tác với khách hàng.
Các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là thông tin về 9 chiến lược định vị thương hiệu phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Chiến lược dựa vào chất lượng
Chiến lược dựa vào chất lượng là một kế hoạch dài hạn và bền bỉ. Điều mà doanh nghiệp cần tập trung chủ yếu là duy trì và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Mặc dù việc này có thể mất thời gian để khách hàng đánh giá và chấp nhận chất lượng nhưng khi đã thành công trong việc định vị thì thương hiệu của bạn sẽ tồn tại lâu dài. Một ví dụ điển hình là thương hiệu điện thoại Nokia, mặc dù đã ngừng hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia nhưng độ bền của sản phẩm vẫn giữ được đánh giá cao.
Chiến lược dựa vào giá trị
Giá trị là những điều thật sự có ý nghĩa mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng ngoài việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, các thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới như Louis Vuitton, Prada, Chanel, không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ về trang phục mà còn tạo ra một giá trị tinh tế là sự đẳng cấp sang trọng. Trải nghiệm này không chỉ đem lại sự hài lòng cho khách hàng mà còn khuyến khích họ gắn kết và trung thành với thương hiệu.
>> Xem thêm: eCard Doanh Nhân
Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm thường áp dụng chiến lược định vị thương hiệu này bằng cách nhấn mạnh các vấn đề mà khách hàng đang phải đối mặt và cung cấp giải pháp thông qua sản phẩm của mình.
Một ví dụ về định vị thương hiệu dựa vào vấn đề, giải pháp là hãng thuốc Panadol, với thông điệp ngắn gọn nhưng mạnh mẽ: “Giảm đau, hạ sốt, không gây buồn ngủ.” Chiến lược này không chỉ tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ mà còn kích thích sự quan tâm và sử dụng sản phẩm từ phía khách hàng.
Chiến lược dựa vào tính năng
Tập trung vào tính năng của sản phẩm thường là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ lựa chọn, đặc biệt là di động. Tuy nhiên, kế hoạch định vị thương hiệu dựa trên tính năng có thể mất đi hiệu quả nhanh chóng nếu xuất hiện những sản phẩm mới với tính năng vượt trội hơn.
Điều này đặt ra thách thức và đòi hỏi những doanh nghiệp này phải không ngừng đổi mới sản phẩm để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược dựa vào mong ước
Hãy xây dựng kế hoạch định vị thương hiệu bằng cách kích thích niềm mong muốn của khách hàng. KitKat là một ví dụ xuất sắc về chiến lược này khi họ đưa ra thông điệp “Nghỉ giải lao, xơi Kitkat,” tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa sản phẩm của họ và những khoảnh khắc nghỉ ngơi trong ngày làm việc. Điều này giúp khách hàng sẽ liên tưởng đến Kitkat khi nghỉ ngơi giữa giờ làm việc.
Chiến lược dựa vào đối thủ
Nhiều hãng sản xuất bột giặt và dầu gội đầu đã áp dụng chiến lược định vị thương hiệu này trong một thời gian dài. Các doanh nghiệp thường so sánh sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh để chứng minh chất lượng.
Ví dụ, OMO đã thực hiện chiến dịch quảng cáo truyền hình so sánh, tuyên bố rằng “1 muỗng bột giặt OMO đánh tan vết bẩn nhanh và sạch hơn năm muỗng bột giặt thường”. Tuy nhiên, việc lạm dụng chiến lược này có thể tạo ra hình ảnh tiêu cực cho doanh nghiệp, khi cố tình đánh giá thấp đối thủ mà không có cơ sở.
Chiến lược dựa trên công dụng
Chú trọng vào công dụng chính là việc tập trung vào tính ứng dụng của sản phẩm. Chiến lược này thích hợp khi sản phẩm của bạn có tính ứng dụng cao, ví dụ như sơn Nippon với thông điệp “Sơn đâu cũng đẹp”. Đây là một chiến lược định vị thương hiệu an toàn và có thể dễ dàng tạo niềm tin từ phía khách hàng.
Chiến lược dựa vào cảm xúc
Tận dụng cảm xúc của khách hàng là một chiến lược hiệu quả để định vị thương hiệu và Baemin đã thực hiện điều này một cách xuất sắc.
Thương hiệu này chọn phong cách thiết kế và truyền thông đơn giản, bình dị nhưng vô cùng gần gũi. Điều này tạo ra một môi trường mà khách hàng cảm thấy thân quen, tạo ra ấn tượng tích cực và kích thích mong muốn trải nghiệm dịch vụ.
Chiến lược dựa vào trải nghiệm mua hàng
Chiến lược dựa trên trải nghiệm mua hàng không tập trung chủ yếu vào sản phẩm mà đặt ưu tiên vào trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình mua hàng riêng, giúp khách hàng cảm thấy đặc biệt và được quan tâm.
Ví dụ, Thế Giới Di Động đã tận dụng chiến lược này bằng cách chăm sóc khách hàng từ thái độ phục vụ tận tình của bảo vệ, sự tư vấn chu đáo từ nhân viên cho đến việc tự chủ động liên lạc để nhận phản hồi. Tất cả những hành động này hướng đến mục tiêu chung là mang lại trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: 7 Lý Do Nên Tạo Danh Thiếp Điện Tử Có Thể Bạn Chưa Biết
Bài viết trên đây của eCardViet đã giúp bạn giải đáp thắc mắc định vị thương hiệu là gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn lựa chọn được một chiến lược định vị thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của mình.